Tác giả: Chuyên Gia Betibuti & Nguyen N Dao
18/05/2014
Nhiều bố mẹ lo lắng cho rằng con bú ít đi, ngủ ít đi, tăng cân chậm, hoặc không tăng cân, bắt đầu nghĩ đến chuyện bổ sung chất này chất kia cho con và lăn tăn nghĩ đến chuyện sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ một cách không cần thiết trong khi chưa hiểu rõ vềnhu cầu năng lượng của con.
Bài viết này giúp bố mẹ hiểu một khái niệm căn bản về cách cơ thể bé sử dụng năng lượng. Cụ thể là:
Năng lượng dựtrữ (NLDT) tức năng lượng để tăng cân = năng lượng hấp thụ(NLHT) – (trừ đi) năng lượng tiêu hao (NLTH).
Vậy khi nói về việc tăng cân của bé, chính là nói về 3 yếu tố năng lượng này, cụ thể là trong chừng mực có thể giúp bé có năng lượng dự trữ đủ để tăng cân đúng chuẩn, bằng cách tăng năng lượng hấp thụ và giảm năng lượng tiêu hao.
[Trong giới hạn của bài viết này, chúng ta chỉ bàn đến năng lượng, chưa bàn đến dưỡng chất, và các yếu tố khác trong sữa mẹ]A – TĂNG NĂNG LƯỢNG HẤP THỤ:
Năng lượng hấp thụ là năng lượng bé nhận được thông qua dinh dưỡng từ sữa mẹ, thức ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé.
1. Sữa mẹ giàu năng lượng:
WHO khuyến cáo cho trẻ bú mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Chưa nói đến dưỡng chất, sữa mẹ là một trong những thực phẩm có mức năng lượng cao nhất và dễ tiêu hoá nhất.
Thực phẩm | Năng lượng(kcal/28g) | Chất béog/28g |
SữaSữa mẹ (sữa già)Sữa công thứcSữa bò (nguyên kem, chứa 3.25 chất béo) | 222018 | 1.15 (trung bình)1.01-1.090.99 |
Trái bơ | 46 | 4.21 |
Chuối | 25 | 0.09 |
Bí đỏ | 6-12 | 0.0 – 0.9 |
Đậu cô-ve | 10-11 | 0.0 – 0.08 |
Lê | 16 | 0.03 |
Khoai tây (nướng/luộc) | 14 | 0.02 |
Khoai lang (nướng/luộc) | 26 | 0.04 |
Yogurt (từ sữa nguyên kem) | 17 | 0.92 |
Nguồn: Kellymom
2. Bú mẹ đúng phương pháp để tăng lượng sữa:
Để tăng năng lượng hấp thụ, cần chú ý khớp ngậm đúng, tư thế đúng, cho con bú theo nhu cầu.. để mỗi cữ bú bé đồng thời kích được nhiều sữa mẹ nhất và nuốt sữa hiệu quả nhất. Nhờ đó tăng được năng lượng hấp thụ của bé.
3. Không uống nước và chất lỏng khác:
Đặc biệt là đối với bé dưới 6 tháng thì không uống nước. UNICEF nhấn mạnh, bé bú mẹ hoàn toàn không uống nước, vì sữa mẹ đã chứa đủ nước ngay cả ở thời tiết nóng nhất (ví dụ như Châu Phi). Nước không những không cung cấp năng lượng và dưỡng chất, mà còn làm bé bú mẹ ít đi nhiều so với bé không uống nước. Do đó, cho bé uống nước là giảm năng lượng hấp thụ của bé.
Sữa mẹ đáp ứng được 100% nhu cầu của bé dưới 6 tháng. Từ 6 tháng trở đi, nhu cầu năng lượng tăng lên, bé bắt đầu ăn dặm bằng thức ăn giàu năng lượng để bổ sung sắt kẽm cho bé (vì sắt kẽm dự trữ trong cơ thể bé từ máu thai nhau đã hết) và để bé tập ăn đặc, nhưng trong giai đoạn trước 1 tuổi sữa mẹ vẫn là chính.
Lượng sữa mẹ ở giai đoạn 6-8m không chênh lệch gì mấy đối với giai đoạn 0-2m, vì vậy nhiều mẹ lo lắng vì thấy bé không bú nhiều hơn trước đó, tức là 3-5m.
Ghi chú: Phần màu đen đại diện cho năng lượng từ sữa mẹ, phần màu trắng là phần năng lượng bổsung từ thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Nguồn: WHO
4. Giữ cữ bú theo nhu cầu của bé cả ngày lẫn đêm, thay vì giãn cử và bỏ cử bú đêm.
Dung tích dạ dày của bé hầu như không tăng trong giai đoạn từ 1 tháng đến 6 tháng tuổi. Trong khi đó, từ tháng thứ 3 trở đi, bé cần nhiều năng lượng hơn do phát triển nhận thức, giao tiếp và vận động, ham chơi ít bú ngày hơn, so với hai tháng đầu. Do đó, thay gì cố ép con giãn cữ bú và bỏ cử bú đêm từ tháng thứ 4 như nhiều kinh nghiệm đang được các mẹ chia sẻ trong cộng đồng, các mẹ ncsmht nên giữ cữ bú theo nhu cầu bé cả ngày lẫn đêm. Đặc biệt, hạn chế việc sử dụng núm ti giả (dummy) vì việc này cũng đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cũng như việc bú/mút hiệu quả của bé.
5. Những điều tuyệt đối tránh khi mong tăng năng lượng hấp thu này:
Cha mẹ không nên ép nhồi bé để tăng lượng bú nhiều hơn dung tích tự nhiên của dạ dày (mỗi bé mỗi khác), cho bé chỉ bú sữa sau, cho ăn váng sữa, uống các loại thuốc lợi sữa để mong sữa đặc hơn, ăn các loại mỡ động vật.. tất cả các cách này gây mất cân đối dinh dưỡng, mất cảm giác ngon miệng tự nhiên trong bữa ăn của bé và dễ gây tắc sữa mẹ.
B – NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO HỢP LÝ
1. Năng lượng tiêu hao tự nhiên theo độ tuổi và sự phát triển:
Năng lượng tiêu hao ảnh hưởng bởi độ tuổi, giới tính, cân nặng và chiều dài/cao của bé. Bé càng nhỏ thì năng lượng tiêu hao càng ít vì mực độ hoạt động (physical activity level) ít. Dễ hiểu vì sao bé sơ sinh tăng cân nhiều từ 1 đến 3 tháng và sau đó giảm dần, bé càng lớn thì mức độ hoạt động của bé tăng lên nhờ sự phát triển của trí não, giao tiếp, nhận thức và các kỹ năng vận động khác như cầm, nắm, trườn, bò, đi v.v. Bé càng tiêu hao năng lượng nhiều thì sẽ không lên cân nhanh và ngược lại.
Bé dưới 3 tháng thường tăng cân nhiều hơn vì trong 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bé dành phần lớn thời gian cho việc bú và ngủ nên tiêu hao năng lượng ít hơn. Từ 3 tháng trở lên, bé bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh, trí não cũng phát triển kèm với kỹ năng vận động như cầm, nắm, lẫy, bò, nói chuyện, nhận biết được mẹ/bố, người thân, v.v. Những kỹ năng này đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng nhiều hơn, vì vậy bé sẽ tăng cân chậm hơn. Đó cũng là lý do, bé bmht phát triển não tốt hơn, giao tiếp nhiều hơn, nhanh nhẹn lanh lợi hơn thì càng ít tăng cân hơn, bé cũng cứng cáp hơn và nhẹ cân hơn, nên các vận động cũng nhiều và tích cực hơn, do đó, bé thường bị kêu là “khôn lớn không nổi”, nhiều bé chỉ tăng vài trăm gram từ tháng thứ 3 trở đi.
2. Hiểu các chuẩn phát triển của bé theo các chuẩn phát triển của WHO:
Bố mẹ phải hiểu rằng càng ngày con càng khôn lớn và phát triển, không thể ngày nào cũng ngủ trung bình 16 tiếng như lúc sơ sinh. Bé cần phải vận động, phát triển nhận thức và trí tuệ nên cần phải tiêu hao năng lượng. Bé càng lanh lợi, càng được khuyến khích vận động và tiêu hao năng lượng, đồng thời qua việc tiêu hao năng lượng này thì bé sẽ học được nhiều kỹnăng mới.
Chính vì thế các chuẩn phát triển của WHO cũng đã cho bố mẹ biết điều gì họ nên mong đợi, bé càng nhiều tháng, tăng cân càng ít dần mới là bé phát triển chuẩn và mạnh khoẻ.
Hãy tham khảo và hiểu đúng các chuẩn phát triển và vận động của WHO:
Phần 1 – chuẩn phát triển của WHO là gì?
Các chuẩn phát triển của WHO
Phần 2 – cách hiểu các chuẩn ptr của WHO
Phần 3 – Các cột mốc phát triển vận động của bé theo tiêu chuẩn của WHO
3. Để giảm năng lượng tiêu hao một cách hợp lý, có một vài đề nghị sau:
Tiếp tục thực hiện s2s (skin-to-skin contact, da tiếp da) khi cho bé bú, sự an tâm, ổn định hơi thở, nhịp tim, giảm khóc, điều hoà thân nhiệt ngay trên bụng mẹ giúp bé tiết giảm được đáng kể năng lượng tiêu hao không cần thiết
Bảo đảm nhiệt độ phòng ổn định, khi bé không da tiếp da với mẹ, không nên ủ bé quá ấm hay để bé quá lạnh, vì ở cả hai trường hợp này, cơ thể bé đều phải tiết năng lượng cho cơ chế điều nhiệt.
Đối với bé lớn (từ 3 tháng trở lên), khi đến cữ bú/ăn mẹ nên cho bé bú ở nơi yên tĩnh, ít bị chi phối. Đối với bé đến tuổi ăn dặm, tuyệt đối không bật tivi hoặc làm cho bé bị phân tâm khi ăn uống, lâu dần tạo thành thói quen không tốt cho bé.
Tham khảo 9 nguyên tắc ăn dặm của WHO
4. Lợi ích của trẻ bú mẹ:
Trẻ bú mẹ được bảo vệ tốt hơn nên giảm thiểu năng lượng tiêu hao do bệnh:
- Sữa mẹ dồi dào kháng thể nên bé ít bị bệnh, ngay cả khi bệnh cũng vượt qua được nhanh, tránh được những biến chứng nghiêm trọng, giúp bé giảm thiểu hao phí năng lượng cho mục đích này.
- Đặc biệt, bé bú mẹ ít bị các chứng bệnh nhiễm trùng. sữa mẹ có khả năng kháng viêm, giảm sốt, do đó bé ít bị sốt, chống nhiễm khuẩn và không bị viêm không bị sốt, giúp giảm thiểu hao tốn năng lượng trong trường hợp này. Cơ chế chống nhiễm trùng thông thường của cơ thể bé không bú mẹ, hoặc cơ thể người lớn là phản ứng sốt và viêm, phản ứng này tiêu hao năng lượng đáng kể.
- Sữa mẹ hoàn toàn giúp bé tránh được tiêu chảy, là một trong những bệnh lý tiêu hao năng lượng phổ biến nhất ở trẻ không được bú mẹ hoàn toàn.
5. Điều cần tránh khi muốn con giảm năng lượng tiêu hao:
Tuyệt đối đừng mong con không vận động nhiều, đừng hóng chuyện nhiều để dành năng lượng tăng cân, ví dụ không cho con nằm sấp để tập lẫy, không cho con lật lẫy thoải mái, không cho con tập ngồi, bò, đi đúng các chuẩn phát triển… để tăng cân như em bé hàng xóm!
C – KẾT LUẬN:
Không phải thấy con không tăng cân là đổ lỗi do sữa mẹkhông có chất, từ đó cho con bú sct và ăn dặm sớm để giúp con tăng cân, hoặc cho con ăn những thức ăn chưa phù hợp với độ tuổi của con để mong “có nhiều chất” để tăng cân; càng không nên mong con ít vận động và giảm lanh lợi để có cân nặng làm vừa lòng cha mẹ. Để đánh giá sự phát triển toàn diện của con, không chỉ nên nhìn con số trên bàn cân mà cha mẹ cần để ý đến những khía cạnh khác như kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp của con. Ép con ăn/bú nhiều, đặc biệt là cho con ăn dặm sớm hoặc uống sct để mong tăng cân là một giải quyết không phù hợp với tốc độ và khảnăng phát triển của con.